Theo thống kê, ung thư gan là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư gan lại là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả hai giới (tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn). Lý do là nhận thức về bệnh còn chưa cao, người bệnh thường bỏ qua triệu chứng khởi phát ban đầu, bỏ lỡ cơ hội điều trị ngay từ sớm.
1. Bệnh ung thư gan là gì?
Ung thư gan gồm ung thư
gan nguyên phát và thứ phát, cụ thể:
- Ung thư gan nguyên
phát là bệnh lý xảy ra khi các tế bào của gan trở nên bất thường, ảnh hưởng đến
chức năng gan, có thể lan rộng sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan
bên ngoài gan. Căn bệnh ác tính này gồm có 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào
gan (phát triển từ tế bào gan, phổ biến nhất), ung thư biểu mô đường mật (phát
triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma).
- Ung thư gan thứ phát
là bệnh lý xuất hiện khối u ở gan, nhưng khối u này do các tế bào ung thư ở các
bộ phận khác của cơ thể lây lan sang gan. Đó có thể là khối u ở dạ dày, túi mật,
đại tráng, tuyến tụy, vú, phổi...
Ung thư gan khiến gan
không thể thực hiện các chức năng: sản xuất mật, hấp thu và chuyển hóa
bilirubin, hỗ trợ quá trình đông máu, chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa chất
béo, hỗ trợ chuyển hóa protein, lọc máu, sản xuất albumin, lưu trữ vitamin và
khoáng chất… dẫn đến các tác động có hại
và nghiêm trọng đến cơ thể.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư gan ở giai đoạn đầu
Các triệu chứng bệnh
ung thư gan giai đoạn đầu thường khó nhận biết vì người bệnh tưởng chừng như đó
là những phản ứng bình thường của cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên chú ý
các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan như sau:
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn
nôn, nôn.
- Ớn lạnh, ra nhiều mồ
hôi.
- Nhanh no hoặc đầy hơi
sau khi ăn.
- Thường xuyên bị sốt
cao.
- Da mặt sạm đen (do
suy giảm chức năng chuyển hóa melanin của gan).
- Đau vùng bụng trên,
bên phải.
Ở giai đoạn muộn hơn,
ung thư gan biểu hiện qua các triệu chứng:
- Cơn đau hạ sườn phải
ngày càng tăng.
- Gan nở to hoặc có khối
u, người bệnh có thể sờ thấy.
- Trướng bụng (do tụ dịch
trong bụng).
- Luôn có cảm giác ngứa
da (do tăng lượng bilirubin trong máu).
- Vàng da, niêm mạc và
kết mạc mắt cũng bị vàng.
- Đi phân nhạt màu, nước
tiểu sẫm màu.
- Chảy máu bất thường
(chảy máu lợi ở răng, xuất huyết dưới da).
- Sụt cân đột ngột,
không rõ nguyên nhân.
3. Nguyên nhân ung thư gan
Hiện khoa học chưa xác
định rõ nguyên nhân gây ung thư gan. Tuy nhiên một số yếu tố đã được chứng minh
là làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này:
Xơ gan
Xơ gan là tình trạng
gan hình thành nhiều mô sẹo được gây ra bởi nhiều dạng bệnh gan (viêm gan, gan
nhiễm mỡ và chứng nghiện rượu, bia kinh niên). Khi các mô sẹo phát triển, gan cố
gắng tự liền sẹo bằng cách tạo ra các tế bào mới. Càng nhiều tế bào mới được tạo
ra, nguy cơ đột biến càng lớn, tạo nên các khối u, khiến gan mất dần chức năng
hoạt động.
Viêm gan B và viêm gan C
Viêm gan virus là tình
trạng tế bào gan bị viêm nhiễm hoặc hoại tử cấp tính hay mạn tính do mắc phải
virus. Hiện có 6 loại virus gây viêm gan được gọi tên là virus viêm gan A, B,
C, D, E, G. Tại Việt Nam, viêm gan virus B và C được quan tâm nhiều nhất vì có
thể gây xơ gan, ung thư gan.
Theo ước tính của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 70% trường hợp tử vong do viêm gan B là vì ung
thư gan tiến triển. Cứ mỗi 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì sẽ có 1 - 5
người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Hầu hết bệnh nhân viêm
gan B và C đều không phát hiện triệu chứng ngay từ giai đoạn đầu, gan phải chịu
tổn thương trong nhiều năm. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư
gan, người bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng.
Rượu, bia
Khi rượu bia vào cơ thể,
chỉ 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại
sẽ đi thẳng đến gan. Các tế bào gan thực hiện chức năng xử lý và khử độc chất cồn
từ bia, rượu. Nếu lượng cồn vượt mức, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong
bia, rượu chuyển hóa thành acetaldehyde - chất rất độc phá hủy tế bào gan, dẫn
đến ung thư gan.
Các yếu tố khác
- Giới tính: Do thói
quen uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều, làm việc căng thẳng nên nam giới có khả
năng mắc ung thư gan nhiều hơn nữ giới.
- Di truyền: Những người
có tiền sử gia đình bị ung thư gan (cùng huyết thống) cũng có nguy cơ ung thư
gan cao hơn.
- Thực phẩm bẩn: Thực
phẩm không được bảo quản tốt dễ sinh ra nấm, mốc. Một số loại nấm có thể sinh
ra Aflatoxin - chất gây ung thư cực mạnh ở cơ thể con người.
- Ô nhiễm môi trường:
Tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất thải
độc hại từ các nhà máy công nghiệp…
4. Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán ung thư gan dựa
vào:
- Thăm khám thông qua
các biểu hiện lâm sàng.
- Chẩn đoán hình ảnh:
siêu âm (phát hiện khối u >1cm, phát hiện xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa),
chụp cắt lớp vi tính CT-Scan, chụp cộng hưởng từ MRI giúp quan sát khối u rõ
hơn, đánh giá tổn thương gan chính xác hơn.
- Các chỉ dấu sinh hóa:
a-fetoprotein (AFP), AFP-L3, DCP hay PIVKA II...
Quá trình điều trị ung
thư gan rất khó khăn. Nếu điều trị không kịp thời hoặc điều trị sai hướng, các
tế bào đột biến ở gan đã phát triển và lan rộng đến những cơ quan khác trên cơ
thể (gọi là ung thư gan di căn). Các khối u có thể lan đến hạch bạch huyết lân
cận, phổi, xương.
Phát
hiện càng muộn, thời gian sống trên 5 năm của bệnh nhân càng thấp, cụ thể:
- Ung thư gan giai đoạn
1: Khối u vẫn khu trú trong gan, điều trị không quá phức tạp, cơ hội sống trên
5 năm khoảng 31%.
- Ung thư giai đoạn 2:
Khối u xâm lấn vào các mạch máu, lan rộng tới nhiều mô trong gan, cơ hội sống
trên 5 năm khoảng 19%.
- Ung thư giai đoạn 3:
Cơ hội sống trên 5 năm khoảng 11%.
- Ung thư gan giai đoạn
cuối: Thời gian sống trên 5 năm chỉ còn 3%.
Tùy vào tiến triển của
kích thước, vị trí và số lượng khối u cũng như tuổi tác, tình trạng sức khỏe
chung mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:
- Khối u còn nhỏ: phẫu
thuật để loại bỏ khối u, cắt gan, ghép gan.
- Khối u kích thước lớn:
đốt khối u gan bằng sóng cao tần, vi sóng, tiêm cồn, nút mạch hóa dầu, nút mạch
hóa chất, xạ trị, hóa trị, điều trị liệu pháp trúng đích sinh học…
- Khối u lớn, xâm lấn
di căn: áp dụng phương pháp hoá tắc mạch hay xạ trị chiếu trong chọn lọc…
5. Phòng ngừa ung thư gan
Phòng bệnh ung thư gan
nguyên phát bằng các phương pháp:
Tiêm vacxin ngừa viêm
gan B: Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Tiêm vacxin
viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây
truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Ở người lớn, tất cả các đối tượng chưa bị nhiễm
virus viêm gan B cần tiêm chủng càng sớm càng tốt để phòng bệnh viêm gan B.
Kiểm soát nguy cơ viêm
gan siêu vi C: Bệnh viêm gan C hiện chưa có vacxin phòng ngừa. Bản thân mỗi người
cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình khỏi nhiễm bệnh bằng cách tránh các con đường
lây truyền của bệnh, kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.
Chế độ dinh dưỡng: Ăn
nhiều rau quả và trái cây (các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây
họ cam quýt), sử dụng chế phẩm từ sữa, uống trà (đặc biệt lá trà tươi), không
chọn thức ăn bị mốc (đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng),
nói “không” với thực phẩm chứa lượng muối cao, hạn chế đồ ăn giàu protein, hạn
chế tối đa rượu, bia.
Duy trì thói quen sống
lành mạnh: Chú ý nghỉ ngơi phù hợp, vận động ngoài trời với cường độ phù hợp,
biết cách kiểm soát cảm xúc, luôn giữ tinh thần lạc quan.
6. Tầm soát ung thư gan sớm để điều trị tốt nhất
Các triệu chứng ung thư
gan thường không rõ ràng vì vậy nếu có triệu chứng bất thường nên chủ động thăm
khám kịp thời. Tầm soát các bệnh về gan định kỳ là một trong những cách giúp
phát hiện bệnh sớm, ngay khi chưa có biểu hiện bệnh.
Nguồn:
BacSi24h.com