Header Ads Widget

5 cách xử lý đau dạ dày tại nhà nhanh chóng và hiệu quả nhất

5 cách xử lý đau dạ dày tại nhà nhanh chóng và hiệu quả nhất

Hiện nay, đau dạ dày được xem là căn bệnh thời đại với các triệu chứng như đau âm ỉ, đau quặn từng cơn và có cảm giác nóng rát phần dạ dày. Vậy làm sao để xử lý đau dạ khi khi đang ở nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả? Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây!



Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng các niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, viêm loét,… dẫn đến những cơn đau âm ỉ và khó chịu cho người bệnh.

Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng và phổ biến ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân gây ra đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày, điển hình là các nguyên nhân sau đây:

- Nhiễm vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori ): Vi khuẩn HP rất dễ xâm nhập vào dạ dày chúng ta. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường có lượng axit đậm đặc của dạ dày. Chúng sinh sống và tiết độc tố gây ra các tổn thương, viêm loét,…

(Xem thêm: http://taxionline.vn/)

- Ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc bỏ qua bữa ăn, ăn thức ăn quá nhiều gia vị, đồ nhiều dầu mỡ... là nguyên nhân gây nên những cơn đau dạ dày.

- Stress, áp lực kéo dài: Khi căng thẳng kéo dài dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị hơn, gây ra tình trạng co thắt, kích thích bệnh tiến triển nhiều hơn.

- Uống nhiều bia, rượu: Rượu bia được xem như là đối thủ không đội trời chung với dạ dày. Chất cồn có trong rượu bia sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày khiến cho tình trạng bệnh nguy cấp hơn.

- Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nếu  Đây là hai chất có khả năng trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành nên các biến chứng dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Cách làm giảm đau dạ dày ngay lập tức tại nhà

Chườm ấm bụng

Nếu cơn đau đột ngột thì hãy lấy túi nóng chườm lên bụng, nhờ có sức nóng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Trong trường hợp không có túi chườm, bạn có thể cho nước ấm vào chai nhựa hoặc chai thủy tinh rồi chườm. Ngoài ra, sử dụng muối rang nóng cho vào túi vải đắp lên vùng bụng cũng được nhiều người áp dụng. Với cách này sẽ làm giảm co thắt dạ dày, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Massage bụng

Việc massage bụng có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nhờ vậy sẽ làm giảm cơn đau.

Phương pháp massage này được thực hiện khá đơn giản: Đặt bàn tay dưới ngực rồi di chuyển xuống bụng theo chiều kim đồng hồ. Để tăng hiệu quả, bạn thêm ít dầu gió vào lòng bàn tay rồi massage liên tục đến khi bụng nóng lên. Xoa bóp khoảng 10 phút, các cơn đau sẽ được cải thiện.

Nằm nghiêng

Khi cơ đau kéo dài dai dẳng, cách tốt nhất là bạn hãy bình tĩnh, nằm xuống giường chậm rãi, cố gắng xoay người sang bên trái. Lúc này, đường ruột cũng sẽ nghiêng nên dễ tiêu hóa thức ăn và giảm tình trạng viêm ở dạ dày. Bạn cần lưu ý là không nên nằm ngay sau khi ăn, nó sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bị đau dạ dày nên uống nước muối ấm

Nước muối ấm có công dụng làm ổn định máu, đồng thời tăng khả năng bảo vệ dạ dày được tốt hơn. Bên cạnh đó, nước ấm còn có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại ở hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn đau bao tử tạm thời. Bạn hãy pha 1 ly nước ấm cho thêm vài hột muối vào, uống ngày 2 lần.

Đi bộ

Các bác sĩ khuyên rằng, hãy đi bộ thường xuyên sau khi ăn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Đi bộ giúp dạ dày nhanh chóng tiêu hóa hết thức ăn và đẩy khí tích tụ ra bên ngoài dễ dàng, giúp bạn giảm triệu chứng đầy hơi, khó chịu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Xây dựng một chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,...

(Xem thêm: Tang suc de khang)

Ngoài ra, cần chia nhỏ bữa ăn để giúp dạ dày không phải chịu áp lực quá tải khi ăn quá no, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm cơn đau do dạ dày hành hạ.

Ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Nguồn: KhamBenh.net